Trang

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Mật ong rừng nguyên sáp





Tác dụng tuyệt vời của mật ong
Mật ong là một loại mật tự nhiên rất phổ biến ở nước ta. Đã từ lâu nó đã được coi là một nguồn thức ăn bổ dưỡng và là một vị thuốc quý. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tác dụng của mật ong cũng như tác dụng chữa bệnh của nó.
Mật ong là một loại mật ở dạng thể lỏng đặc do loài ong mật tạo ra từ các phấn hoa. Về mặt dinh dưỡng, mật ong chứa khoảng 75%-80% đường, còn lại là hỗn hợp nước và chất khoáng như photpho, can-xi, ma-giê, một số loại axít và enzim. Như vậy mật ong không chỉ cung cấp cho cơ thể chúng ta các chất khoáng mà còn là một nguồn năng lượng dồi dào với khoảng 300-320 calo/100(ml). Nói một cách đơn giản, một thìa mật ong có thể cung cấp cho chúng ta khoảng 15 đến 16 calo.
Các enzim có trong mật ong hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn rất tốt, đặc biệt là quá trình tiêu hoá đường và tinh bột. Giữa đường thông thường và đường trong mật ong có sự khác nhau. Cơ thể chúng ta có thể hấp thụ đường trong mật ong một cách trực tiếp nhưng với đường thông thường thì lại không, nó đòi hỏi một quá trình biến đổi thành những dạng khác dễ hấp thụ hơn.
Với vị ngọt giống đường, mật ong còn được sử dụng làm gia vị cho nhiều món ăn và nhiều loại bánh. Hơn nữa, mật ong còn có tác dụng chống khát rất hữu hiệu. Ngoài nước ra thì mật ong là một loại đồ uống không thể thiếu của người Ả - rập khi họ đi trong sa mạc.
Ngoài những tác dụng trên, mật ong còn được sử dụng để bôi lên da giúp giữ ẩm cho da và làm da trở nên mịn màng. Với vai trò là một loại thuốc, tác dụng của mật ong cũng rất đa dạng:
- Chỉ cần cho 1 hoặc 2 thìa nhỏ mật ong vào một cốc sữa nóng sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt.
- Đối với trẻ em, từ lâu mật ong đã được coi là một loại thuốc bổ thông dụng với tác dụng đề kháng và khử trùng hiệu quả.
- Mật ong cũng thường được dùng để chữa trị bệnh viêm họng, ho, và cảm cúm.
- Nó cũng được coi là có tác dụng đối với những người yếu tim, kích thích hoạt động của tim.
- Và nếu ai đó bị táo bón thì mật ong cũng là một phương thuốc hiệu quả được lựa chọn.
Tuy tác dụng của mật ong là rất đa dạng nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta càng ăn nhiều mật ong thì càng tốt. Do lượng calo có trong mật ong khá lớn nên ăn nhiều mật ong rất dễ gây béo phì và mọc mụn nhọt. Chúng ta chỉ nên dùng với lượng vừa phải, không nên lạm dụng nhiều loại mật có vị ngọt rất hấp dẫn này.
Mật ong kháng khuẩn
Bôi mật ong lên vết mổ để rút ngắn thời gian phục hồi và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tổng kết này được rút ra từ 18 nghiên cứu, tiến hành trong hơn 60 năm qua.

Điều gì làm nên sự kỳ diệu của mật ong?
Khi làm mật, loài ong đã thêm vào đó một enzyme gọi là glucose-oxidase. Enzyme này đảm bảo rằng một lượng nhỏ hydrogen peroxide (oxy già, một chất sát trùng hiệu quả) sẽ được tạo ra liên tục từ đường trong mật ong. Lượng oxy già này vừa đủ để tiêu diệt vi khuẩn nhưng không làm tổn hại đến các tế bào da. Mặt khác, do được tạo ra liên tục nên tác dụng của nó được duy trì lâu dài. Đây là những điểm vượt trội so với oxy già thông thường.
Những tác dụng của mật ong
Không chỉ giúp vết mổ mau lành, mật ong còn tốt với hầu hết các loại vết thương. Sau khi xem xét kết quả 22 nghiên cứu trên vật, các chuyên gia Đại học Waikato (New Zealand) đã kết luận rằng trong điều trị vết thương, mật ong có tác dụng sau:
- Khả năng kháng khuẩn của mật ong không những giúp loại bỏ những vấn đề nhiễm trùng đã có mà bảo vệ vết thương khỏi các nhiễm trùng cơ hội.
- Mật ong giúp loại bỏ nhanh các mô chết, ngăn ngừa các mùi khó chịu từ vết thương.
- Tác dụng kháng viêm của mật ong làm giảm phù và thu nhỏ tối đa vết sẹo
- Mật ong kích thích sự phát triển của các tổ chức hạt và biểu mô giúp vết thương mau lành.
Chính vì những khả năng kỳ diệu này mà mật ong được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều bệnh viện lớn ở phương Tây như một biện pháp thay thế cho các loại kháng sinh. Tại trường y tế công cộng thuộc Đại học Wisconsin, Mỹ, các bác sĩ đang thử nghiệm dùng mật ong để điều trị vết loét cho bệnh nhân tiểu đường. Một số người nhờ vậy đã tránh khỏi nguy cơ phải đoạn chi. Sau khi được hoàn thiện vào năm 2008 hoặc 2009, phương pháp này có thể đem lại hy vọng cho khoảng 30 triệu bệnh nhân tiểu đường đang đứng trước nguy cơ tàn tật do các vết loét.
Trong khi đó, phòng khám nhi tại Đại học Bonn (Đức) lại đi tiên phong trong việc dùng mật ong để điều trị vết thương cho trẻ em, đặc biệt là các em mắc bệnh ung thư. Hệ miễn dịch của các bệnh nhi này thường suy yếu do bệnh tật hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc nên vết thương rất lâu lành. TS Kai Sofka, chuyên gia về điều trị vết thương tại đây cho biết, có những vết thương đã diễn biến dai dẳng hàng năm dù đã áp dụng đủ mọi phương pháp, nhưng đã cho thấy dấu hiệu phục hồi khả quan chỉ sau vài tuần điều trị bằng mật ong.

Dạ dày nhím

Mình có ảnh thực tế đây, còn nguyên cả cuống dạ dày đấy




Còn gọi là con dím, hào chư, cao chư, sơn chư, loan chứ.
Tên khoa học Hystrix hodgsoni.
Thuộc họ Nhím Hystricidae.
Con nhím cho vị thuốc gọi là thích vị bì (Corium Hystrici) là dạ dày của con nhím Hystixhodgsoni. Tại Trung Quốc người ta dùng dạ dày của loài nhím thích cầu tử hay mao thích Erinaceus europaeus L. hoặc con nhím Hemichianus dauricus Sundevall cùng thuộc họ Erinaceidae.
Phân bổ, săn bắt và chế biến
Nhím sống hoang ở miền rừng núi nước ta. Nó gây hại một số cây lương thực (sắn, ngô, lạc). Thường người ta săn bắt nhím để ăn thịt. Mùa săn bắt gần như quanh năm, ngoài thịt dùng để ăn, người ta thu lấy lớp màng bao phủ dạ dày và gan phơi hay sấy khô để làm thuốc. Khi dùng sao cát hay sao với hoạt thạch cho nở phồng lên rồi lấy dạ dày nhím sắc thuốc hoặc tán bột mà uống.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình (Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân thì vị ngọt tính hàn không độc). Vào hai kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, làm hết đau, trĩ lậu ra huyết. Dùng chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu.
Hiện nay vẫn dùng theo kinh nghiệm cổ với liều 6 - 16g dưới dạng thuốc bột hay sắc uống.
Đơn thuốc có dạ dày nhím
1. Chữa lòi dom chảy máu:
Dạ dày nhím sao phồng (với hoạt thạch rồi rây bỏ hoạt thạch) 3 - 6g, hoa hòe 10g, thêm 100ml nước sắc kỹ rồi dùng nước sắc hoa hòe này chiêu dạ dày nhím đã sao và tán bột. Liều trên chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa thủy thũng, cổ trướng, hoàng đan:
Đốt tồn tính dạ dày nhím, mỗi lần uống 8g hòa rượu uống (kinh nghiệm trong sách cổ).  

hoa rừng tây bắc

Cây và cây cùng sống



Hoa cỏ


hoa cỏ nữa nè

Hoa rừng, mình cũng không biết tên





lan mình trồng nè, sắp ra hoa rồi đấy


Thịt trâu sấy khô


Chiều dần buông, tiếng mõ tre kêu lọc cọc trên những cổ chú trâu, bò thả rông trên rừng đang lững thững theo đàn về chuồng, có chú còn gặm cố mấy ngọn bông chít còn sót trên đường đi. Cứ thế, ngày ngày không cần ai chăn thả, sáng đi, chiều về cứ như được dạy bảo vậy.

   Trâu bò nơi tôi ăn cỏ tươi, non còn đọng sương sớm, uống nước suối trong lành, leo đồi, rừng cả ngày nên thịt trâu, bò rất chắc và ngọt. Người dân tộc Thái khi mổ trâu, bò mời cả bản ăn cùng vẫn còn dư thịt, đem thái to thành từng thỏi dài khoảng 20 cm to bằng nắm tay. Bóp muối, mắc khén (một loại hạt tiêu rừng có vị cay và thơm), ớt nướng cho ngấm rồi xiên qua que tre hoặc sợi lạt treo trên bếp nấu hàng ngày. Nếu ngày nắng thì đem ra phơi nắng, tối lại gác trên bếp, mùi thơm của nắng, mùi nồng của khói ám vào từng sợi thị. Đến khi thị khô vào thì có màu nâu đen hoặc màu nâu đỏ (Nâu đen là sấy lửa, nâu đỏ là phơi nắng), thì cho vào nồi đồ mềm. Rồi lại cho lên phơi và sấy tiếp cho đến khô, vùi vào chum gạo hoặc gói lá chuối khô để lên gác bếp cất đi để dành.

  Khi nhà có khách hay trời mưa không đi bắt cá, đi chợ huyện được thì lấy thịt ra gói vào lá chuối non vùi vào bếp tro nóng. Khi nào lá chuối héo khô lấy ra dùng chày hoặc sống dao rựa đập cho tảng thịt bông lên. Từng sợ thịt đỏ hồng mềm, thơm, khi cho vào miệng càng nhai lại càng ngọt và đậm đà mùi khói, cay cay của vị mắc khén.

   Đến nay, ở nơi tôi sống đã là thành thị nhưng tết đến chị em phụ nữ đều đi mua thịt trâu, bò về tự tay làm. Có một chút thêm thắt về gia vị cho nồng ngon hơn nữa, Khi ướp ngoài mắc khén không thể thiếu còn cho thêm gừng, sả, tỏi, ớt bột cho đậm đà hơn. Không có củi thì phơi nắng rồi cũng đồ rồi lại phơi, nhưng nhà nhà đều bếp ga, mà nướng lò vi sóng thì thịt sẽ khô và cứng nên khi ăn cho vào hấp khoảng 20 phút, hoặc nướng qua chút cồn, đập bông hay dùng tay xé nhỏ, chấm tương ớt và cụng chén thì không còn gì để nói. (Cứ 3,5kg thịt tươi được 1kg thịt khô)

Giới thiệu và bán hàng: Gốc cây mật gấu rừng để ngâm rượu

Giới thiệu và bán hàng: Gốc cây mật gấu rừng để ngâm rượu

Gốc cây mật gấu rừng để ngâm rượu



Tác dụng và cách sử dụng
Cây mật gấu: 
là cây thuốc mọc chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc. Cây mật gấu có nhiều tác dụng nhưng vẫn chưa được mọi người biết đến vì khá hiếm và phải đi lên vùng cao mới có thể tìm được cây mật gấu.
Công dụng
+ Cây mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh dạ dầy, rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.
+ Tác dụng mát gan, phòng và chữa sỏi Mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ…Đặc biệt sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, chữa bệnh béo phì và bệnh Gút - những căn bệnh rất phổ biến trong đời sống hiện đại.

Bài thuốc
Giới thiệu với các bác cách một số cách sử dụng cây mật gấu đơn giản mà hiệu quả tốt:
+ Cây mật gấu
 được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian như bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: Bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội.
Vỏ cây Vàng kiêng hay cây Mật gấu (Hùng đởm thụ) 30g sắc uống. Hoặc uống Mật gấu, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 - 3 lần (cấm rượu).
+
 Ngâm rượu: 
Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là đc (bằng ngón tay), phơi khô, trc khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất, rượu ngâm sau 1 thời gian chuyển sang màu vàng tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tùy độ đặc mà người uống khi rót rượu từ bình ra khi uống có thể pha thêm rượu ở ngoài.
 
điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp, ngâm với rượu có tác dụng rất tốt.

+ Sắc nước uống: Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.