Chiều dần buông, tiếng mõ tre kêu lọc cọc trên những cổ chú trâu, bò thả rông trên rừng đang lững thững theo đàn về chuồng, có chú còn gặm cố mấy ngọn bông chít còn sót trên đường đi. Cứ thế, ngày ngày không cần ai chăn thả, sáng đi, chiều về cứ như được dạy bảo vậy.
Trâu bò nơi tôi ăn cỏ tươi, non còn đọng sương sớm, uống nước suối trong lành, leo đồi, rừng cả ngày nên thịt trâu, bò rất chắc và ngọt. Người dân tộc Thái khi mổ trâu, bò mời cả bản ăn cùng vẫn còn dư thịt, đem thái to thành từng thỏi dài khoảng 20 cm to bằng nắm tay. Bóp muối, mắc khén (một loại hạt tiêu rừng có vị cay và thơm), ớt nướng cho ngấm rồi xiên qua que tre hoặc sợi lạt treo trên bếp nấu hàng ngày. Nếu ngày nắng thì đem ra phơi nắng, tối lại gác trên bếp, mùi thơm của nắng, mùi nồng của khói ám vào từng sợi thị. Đến khi thị khô vào thì có màu nâu đen hoặc màu nâu đỏ (Nâu đen là sấy lửa, nâu đỏ là phơi nắng), thì cho vào nồi đồ mềm. Rồi lại cho lên phơi và sấy tiếp cho đến khô, vùi vào chum gạo hoặc gói lá chuối khô để lên gác bếp cất đi để dành.
Khi nhà có khách hay trời mưa không đi bắt cá, đi chợ huyện được thì lấy thịt ra gói vào lá chuối non vùi vào bếp tro nóng. Khi nào lá chuối héo khô lấy ra dùng chày hoặc sống dao rựa đập cho tảng thịt bông lên. Từng sợ thịt đỏ hồng mềm, thơm, khi cho vào miệng càng nhai lại càng ngọt và đậm đà mùi khói, cay cay của vị mắc khén.
Đến nay, ở nơi tôi sống đã là thành thị nhưng tết đến chị em phụ nữ đều đi mua thịt trâu, bò về tự tay làm. Có một chút thêm thắt về gia vị cho nồng ngon hơn nữa, Khi ướp ngoài mắc khén không thể thiếu còn cho thêm gừng, sả, tỏi, ớt bột cho đậm đà hơn. Không có củi thì phơi nắng rồi cũng đồ rồi lại phơi, nhưng nhà nhà đều bếp ga, mà nướng lò vi sóng thì thịt sẽ khô và cứng nên khi ăn cho vào hấp khoảng 20 phút, hoặc nướng qua chút cồn, đập bông hay dùng tay xé nhỏ, chấm tương ớt và cụng chén thì không còn gì để nói. (Cứ 3,5kg thịt tươi được 1kg thịt khô)
Trâu bò nơi tôi ăn cỏ tươi, non còn đọng sương sớm, uống nước suối trong lành, leo đồi, rừng cả ngày nên thịt trâu, bò rất chắc và ngọt. Người dân tộc Thái khi mổ trâu, bò mời cả bản ăn cùng vẫn còn dư thịt, đem thái to thành từng thỏi dài khoảng 20 cm to bằng nắm tay. Bóp muối, mắc khén (một loại hạt tiêu rừng có vị cay và thơm), ớt nướng cho ngấm rồi xiên qua que tre hoặc sợi lạt treo trên bếp nấu hàng ngày. Nếu ngày nắng thì đem ra phơi nắng, tối lại gác trên bếp, mùi thơm của nắng, mùi nồng của khói ám vào từng sợi thị. Đến khi thị khô vào thì có màu nâu đen hoặc màu nâu đỏ (Nâu đen là sấy lửa, nâu đỏ là phơi nắng), thì cho vào nồi đồ mềm. Rồi lại cho lên phơi và sấy tiếp cho đến khô, vùi vào chum gạo hoặc gói lá chuối khô để lên gác bếp cất đi để dành.
Khi nhà có khách hay trời mưa không đi bắt cá, đi chợ huyện được thì lấy thịt ra gói vào lá chuối non vùi vào bếp tro nóng. Khi nào lá chuối héo khô lấy ra dùng chày hoặc sống dao rựa đập cho tảng thịt bông lên. Từng sợ thịt đỏ hồng mềm, thơm, khi cho vào miệng càng nhai lại càng ngọt và đậm đà mùi khói, cay cay của vị mắc khén.
Đến nay, ở nơi tôi sống đã là thành thị nhưng tết đến chị em phụ nữ đều đi mua thịt trâu, bò về tự tay làm. Có một chút thêm thắt về gia vị cho nồng ngon hơn nữa, Khi ướp ngoài mắc khén không thể thiếu còn cho thêm gừng, sả, tỏi, ớt bột cho đậm đà hơn. Không có củi thì phơi nắng rồi cũng đồ rồi lại phơi, nhưng nhà nhà đều bếp ga, mà nướng lò vi sóng thì thịt sẽ khô và cứng nên khi ăn cho vào hấp khoảng 20 phút, hoặc nướng qua chút cồn, đập bông hay dùng tay xé nhỏ, chấm tương ớt và cụng chén thì không còn gì để nói. (Cứ 3,5kg thịt tươi được 1kg thịt khô)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét